QUÁ TRÌNH

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I - PHARBACO


Ngày nay

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, GIA TĂNG VỊ THẾ

Sau khi được chuyển đổi thành mô hình cổ phần từ năm 2007,  Ban lãnh đạo Pharbaco từng bước đặt ra những mục tiêu mới và thực hiện với quyết tâm cao:

Với tầm nhìn mới “giữ vững vị thế, mở lối tiên phong”, Pharbaco định hướng trở thành doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam và khu vực, đưa những sản phẩm thuốc chất lượng của người Việt, do người Việt làm chủ vươn ra châu lục và thế giới.

Tính đến tháng 9/2020 sau 13 năm thực hiện cổ phần hóa, vốn điều lệ của Pharbaco đã tăng lên gấp 20 lần, từ 49 tỷ đồng lên 978 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn Nhà nước còn lại trong Pharbaco là dưới 5% cho thấy các cổ đông đầu tư hoàn toàn chủ động xây dựng, đầu tư cũng như định hướng chiến lược kinh doanh.

SẢN PHẨM: danh mục sản phẩm của Pharbaco hiện có hơn 500 loại thuốc, nhiều loại thuốc lâu đời và đã chứng minh được hiệu quả, được ví như những sản phẩm “thuốc quốc dân”. Pharbaco quyết tâm nghiên cứu, hợp tác, đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị để cho ra đời được nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn ở nhiều thị trường trên thế giới.

+ Nhà máy tại Thạch Lỗi, Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội rộng 68.000m2 có 06 dây chuyền đạt tiêu chuẩn WHO-GMP đang hoạt động.

NHÂN SỰ:  Pharbaco mời nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế hợp tác, nhân sự tuyển dụng sát sao và đào tạo nâng cao thường xuyên. Các nhà đầu tư vào Pharbaco cũng phải thỏa mãn nhiều điều kiện, trong đó có cam kết tham gia vào quá trình quản lý điều hành, kinh doanh sản xuất của Pharbaco và đem lại lợi nhuận 20% trên tổng số vốn góp. Những điều này tạo đà cho Pharbaco thêm gắn kết, chuyên nghiệp, chủ động, chuyên môn cao và cùng đồng lòng cho sự phát triển của công ty.

THÀNH TỰU VÀ NỐI TIẾP: Tại Việt Nam, Pharbaco vẫn giữ vững vai trò nhà sản xuất hàng đầu với sự ghi nhận của bác sỹ và bệnh nhân trong lĩnh vực sản xuất Thuốc chuyên khoa, thuốc kê đơn; Thuốc sản xuất bằng công nghệ hiện đại; Cung cấp thuốc cho các chương trình quốc gia phòng chống  các dịch bệnh: lao, sốt rét, giun sán học đường… Thuốc xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, Châu á, Châu Phi cũng được đánh giá rất cao về chất lượng, giá thành và hiệu quả. Đây chính là động lực để Pharbaco tiếp tục đầu tư, hợp tác để trong tương lai sẽ trở thành một tổ hợp với tất cả các lĩnh vực sản xuất cơ bản trong ngành dược phẩm thế giới và sẽ là điểm sáng của ngành công nghiệp Dược Việt Nam.

năm
2007

CHUYỂN ĐỔI CHẤT VÀ LƯỢNG

Năm 2007, Xí nghiệp Dược phẩm Trung Ương 1 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương I, thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ.

Sự chuyển đổi này đưa đến sự thay đổi cả chất và lượng, hiện thực hóa mạnh mẽ các mục tiêu của cơ chế thị trường, Pharbaco kiện toàn bộ máy, đầu tư xây dựng thêm 02 phòng lab đạt chuẩn quốc tế, 02 phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm được đặt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường đội ngũ chuyên viên dược sỹ nhiều kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu với các Viện nghiên cứu và trường Đại học trong nước để cho ra đời các sản phẩm mới, đồng thời ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm với các đối tác nước ngoài.

năm
2001

TẦM NHÌN HỘI NHẬP

Với tầm nhìn mới, vừa hoàn thành nhiệm vụ vì cộng đồng trong nước, đẩy mạnh chất lượng dược phẩm và vươn ra quốc tế, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 là đơn vị sản xuất dược phẩm đầu tiên ở Miền Bắc thực hiện đầu tư và đưa vào hoạt động các trang thiết bị mới như:

  • Nhà máy sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Penicilin đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, cùng với sáu dây chuyền khác hiện đại bậc nhất miền Bắc đạt tiêu chuẩn WHO GMP
  • Phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP
  • Hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP

Năm 2001, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 xuất khẩu các lô hàng dược đầu tiên ra nước ngoài sang Cộng Hoà Moldova, Châu Âu.

năm
1993

CHUYỂN MÌNH THÍCH NGHI NỀN KINH TẾ MỚI

Năm 1993, Xí nghiệp Dược Phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược Phẩm Trung Ương 1

Hòa mình vào công cuộc đổi mới của đất nước, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 có nền tảng tốt về kinh nghiệm sản xuất thuốc, cơ sở hạ tầng của một doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên Xí nghiệp cũng từng bước phải tự xoay xở và vươn mình để bắt kịp sự phát triển chung, vừa hoàn thành các nhiệm vụ quốc gia vừa thích ứng với cơ chế thị trường của ngành sản xuất dược phẩm.

năm
1955

SẢN XUẤT THUỐC CHO TIỀN TUYẾN, BẢO VỆ SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Dưới khẩu hiệu tự cung tự cấp và chủ trương thi đua yêu nước do Hồ Chủ tịch và Chính Phủ đề ra, để đảm bảo trách nhiệm cung cấp thuốc men, thiết bị y tế cho đất nước,

Năm 1961:  sau khi Viện bào chế trung ương đổi tên thành Xí nghiệp 1 (năm 1955), Xí nghiệp 1 tiếp tục phân tách thành 3 xí nghiệp sản xuất chuyên môn hóa

  • Xí nghiệp Dược phẩm 1:  sản xuất thuốc tân dược
  • Xí nghiệp Hoá dược: nay là Công ty cổ phần Hoá Dược Hà Nội: sản xuất hoá chất làm thuốc và một số loại vật tư y tế.
  • Xí nghiệp Dược Phẩm 3: nay là Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương III tại Hải Phòng

Xí nghiệp Dược phẩm 1 chính là Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương I – Pharbaco hiện nay. Trong thời chiến, Xí nghiệp Dược Phẩm 1 đã từng bước tự xây dựng, trưởng thành, nhận nhiệm vụ quốc gia về nghiên cứu các loại thuốc tân dược mới, tìm nguyên liệu trong nước để chủ động về nguồn cung, trang bị máy móc thay thế sản xuất thuốc thủ công, cung cấp kịp thời đầy đủ thuốc men cho bộ đội, cơ quan, bệnh viện, trường học …

Trong giai đoạn này, Xí nghiệp dược phẩm 1 thấm nhuần tư tưởng: khoa học, dân tộc và đại chúng để phục vụ nhân dân và đất nước bằng tất cả nội lực của công ty.

năm
1954

HÌNH THÀNH VÀ NHIỆM VỤ

Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương I, tiền thân là Viện Bào Chế Trung Ương (nay là Tổng công ty Dược Việt nam). Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945-1954, để tránh bị địch phá hoại, Viện phải di chuyển cơ sở từ phố Phủ Doãn, Hà nội lên chiến khu Việt Bắc, thực hiện các chủ trương của Đảng về việc sản xuất các loại dược phẩm nhằm đáp ứng nhiệm vụ kháng chiến, cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Năm 1954, Miền Bắc được giải phóng, Viện được chuyển về Thủ đô Hà Nội, cơ sở tại số 160 Phố Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội (ngày nay) và thực hiện các trọng trách quốc gia mới.